Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - game doi thuong 365

Vượt qua khó khăn, kinh tế Việt Nam năm 2023 tăng trưởng 5,05%

Đặng Thu Hằng
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm nay của Việt Nam ước tính tăng 5,05% so với năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,87% và 2,55% của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011 - 2023. Các chỉ tiêu thống kê năm 2023 cũng cho thấy kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức tăng khá.

Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý IV và năm 2023 diễn ra sáng ngày 29/12, Tổng cục trưởng Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước.

“Điểm sáng khác của nền kinh tế năm 2023 là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam ước đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua”, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cho biết.

chihuong-1703822112.jpeg
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương.

Cũng theo đại diện Tổng cục Thống kê, GDP quý IV/2023 ước tính tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn quý IV các năm 2012 - 2013 và 2020 - 2022 và với xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%).

Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%.

Cụ thể, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng tích cực. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp năm 2023 tăng 3,88%, đóng góp 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,74% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,71%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2023 chỉ tăng 3,02%, là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2023 và đóng góp 1,0 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ năm 2023 tăng 6,82%, cao hơn mức tăng 2,01% và 1,75% của các năm 2020-2021.

Đáng lưu ý, hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng tháng cuối năm diễn ra sôi động góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023. Khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá tích cực so với năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2023 tăng 9,3% so với cùng kỳ. Tính chung năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6%.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38% (Cơ cấu tương ứng của năm 2022 là 11,96%; 38,17%; 41,32%; 8,55%).

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV/2023 tăng 3,54% so với quý IV/2022. Tính chung cả năm 2023, CPI tăng 3,25%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

“Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế-xã hội nước ta năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực đạt được mục tiêu đề ra và tiếp tục là điểm sáng về tế trong khu vực và trên thế giới”, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nói.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, lãnh đạo Tổng cục Thống kê cũng cho rằng: Năm 2024, kinh tế - xã hội Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt. Trong khi đó, kinh tế thế giới đang gia tăng khả năng suy thoái, bất ổn; biến động nhanh và khó lường về kinh tế, chính trị, quân sự; thiên tai dịch bệnh khó dự báo trước.

“Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà tăng trưởng và hoàn thành mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025 là thách thức rất lớn, cần sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Các ngành, các cấp tăng cường dự báo, chủ động điều hành linh hoạt, phù hợp với tình hình mới, kịp thời ứng phó với các tình huống phát sinh, tập trung triển khai hiệu quả đồng bộ các chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương đề xuất.

TH